Lễ hội Chùa Tam Thanh- Đệ nhất bát cảnh vùng xứ Lạng
Nhắc tới du lịch xứ Lạng vào các dịp lễ lớn hằng năm là ta nghĩ ngay tới lễ hội Chùa Tam Thanh. Nơi đây không chỉ có dân địa phương thường xuyên ghé tới, mà còn thu hút hàng trăm ngàn khách thập phương vào mỗi năm. Họ không chỉ đến cầu xin bình an, tài lộc cho gia quyến. Mà bên cạnh đó là tham gia vào hoạt động văn hóa mang tính giải trí của địa phương.
Lễ hội chùa Tam Thanh được diễn ra vào tháng nào trong năm?
Hằng năm vào ngày 15, 16 tháng giêng lễ hội Chùa Tam Thanh sẽ được diễn ra một cách nhộn nhịp. Do tổ chức vào dịp tết đến xuân về nên số lượng khách thập phương đổ về từ khắp tỉnh thành là khá đông đúc và náo nhiệt.
Lễ hội sẽ được tổ chức tại chùa Tam Thanh có địa chỉ ở Phường Tam Thanh, Lạng Sơn. Tại lễ hội du khách sẽ được trải nghiệm nét văn hóa, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động tâm linh tại chính Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng.
Lễ hội Chùa Tam Thanh có gì thu hút khách thập phương
Lễ hội Chùa Tam Thanh có gì thu hút khách thập phương
Cũng giống như hoạt động lễ hội tại các nơi khác, mọi chương trình diễn ra tại chùa Tam Thanh cũng sẽ được kiểm duyệt kỹ càng. Bởi nó không chỉ là phong tục tập quán, mà cũng là hoạt động quảng bá hình ảnh ngôi chùa cổ, nét văn hóa đi khắp trong và ngoài nước. Cụ thể khi tham gia lễ hội của Chùa Tam Thanh bạn sẽ được trải nghiệm các hoạt động sau.
Trải nghiệm rước kiệu bài vị của đảng nhân Ngô Thi Sĩ (1726-1780)
Nét đặc trưng đầu tiên phải kể tới là lễ rước kiệu bài vị danh nhân Ngô Thi Sĩ vào buổi sáng từ chùa Tam Giáo (hay còn gọi là động Nhị Thanh) về chùa Tam Thanh (hay còn được biết đến là động Tam Thanh). Vào buổi chiều cùng ngày sẽ là lễ rước kiệu đi từ chùa Tam Thanh về lại chùa Tam Giáo.
Trong cả quá trình rước kiệu đoàn sẽ đi qua một số tuyến phố như:
Phố Trần Đăng Ninh
Phố Lê Hồng Phong
Phố Tô Nhị
Phố Nhị Thành
Phố Tam Thanh
Trên các tuyến đường nằm trong danh sách người dân hai bên đường sẽ trưng cờ và chuẩn bị nghi thức long trọng để đón chào đoàn rước kiệu đi qua. Không khí hào hứng hơn khi có thêm sự góp mặt của đoàn múa lân, múa rồng vào các gia đình chúc mừng năm mới, hi vọng năm sau công việc sẽ thuận buồm hơn năm trước, sức khoẻ dồi dào.
Lễ rước kiệu của đô đốc Trần Ngô Thi Sĩ từ chùa Tam Giáo về chùa Tam Thanh và ngược lại đóng vai trò vô cùng to lớn. Nó góp phần không nhỏ trong việc giáo dục lịch sử, nhớ về cội nguồn của người dân địa phương nói chung và toàn thể nhân dân trên cả nước.
Lễ dâng hương, cầu ước đầu xuân tại chùa Tam Thanh
Bước qua cổng Tam Quan du khách như được sống trong thế giới tâm linh với mọi thứ đầy huyền bí, hư ảo. Trong hang được trưng rất nhiều điện thừa Phật với các vị trí sắp xếp và bày trí khác nhau.
Vào ngày diễn ra lễ hội, buổi sáng đầu xuân các cụ già sẽ tụ hội tại cổng tam bảo dâng hương, tụng kinh, gõ mõ lên Đức Phật cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, người dân luôn bình an và dồi dào sức khỏe. Khoảng thời gian hoạt động dâng hương lên Đức Phật sẽ diễn ra trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
Ngoài hoạt động tâm linh chính tụng kinh ở cung Tam Bảo và tế lễ ở cung Thánh Mẫu, thì lễ hội của Chùa Tam Thanh cũng được diễn ra với các hoạt động hấp dẫn như:
Hoạt động đọc chúc văn
Hoạt động hoá vàng ngày tết
Hoạt động thỉnh chuông chùa
Hoạt động hoa, tửu, trà và tuần hương
Hoạt động vui chơi giải trí dân gian tại lễ hội Chùa Tam Thanh
Bên cạnh các nghi lễ truyền thống tại chùa Tam Thanh thì ban tổ chức còn tạo ra các sân chơi nhằm gắn kết mọi người với nhau. Phần hội tại nơi đây vô cùng phong phú với đa dạng trò chơi khác nhau, đáng kể tới là các tiết mục diễn xướng do người dân địa phương biểu diễn.
Hoạt động vui chơi, giải trí bao gồm: múa võ, đánh cờ người, ném còn,...
Hoạt động diễn xướng bao gồm: tiếng đàn then, đàn nhị, các làn điệu quan họ xưa,...
Thêm nữa là tiếng trống rộn rã chào đón một mùa lễ hội mới, màn múa sư tử cũng vô cùng đặc sắc kết hợp với những điệu múa dịu dàng uyển chuyển của các cô gái. Tất cả tạo ra một khung cảnh lễ hội nhộn nhịp, đông đúc, phù hợp với không khí du xuân.
Lễ hội tại Chùa Tam Thanh xứ Lạng có ý nghĩa gì?
Lễ hội tại Chùa Tam Thanh xứ Lạng có ý nghĩa gì?
Lễ hội tại Chùa Tam Thanh, Lạng Sơn có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về mặt tâm linh lẫn về tinh thần của không chỉ người dân bản địa, mà còn là đối với khách thập phương ghé tới.
Mặt khác, việc tổ chức lễ hội cũng như một cách bảo tồn giá trị văn hoá của dân tộc ta. Giúp nhân dân hiểu thêm về các tập tục, nghi thức của người dân xứ Lạng.
Nói tóm lại, lễ hội Chùa Tam Thanh không còn chỉ được quy chụp tại một địa phương nhất định. Mà nó được xem là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách mỗi khi ghé xứ Lạng vào dịp Tết đến xuân về.